Bánh Tổ hay còn gọi là Nian Gao là món ăn đặc sản dân dã rất phổ biến của người Hoa. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán, Bánh Tổ trở thành món ăn thú vị của nền ẩm thực Trung Hoa từ thời xa xưa. Theo truyền thống, tất cả các mâm cỗ của người Hoa ngày Tết đều không thể thiếu những chiếc Bánh Tổ. Cùng Nhà hàng Món Ăn Ngon tìm hiểu rõ hơn Bánh Tổ qua bài viết dưới đây nhé!
Tên gọi và ý nghĩa đặc biệt của Bánh Tổ
Tên gọi “Nian Gao” của bánh có nguồn gốc từ một câu chuyện cổ xưa được người Trung Hoa lưu truyền qua nhiều năm. Chuyện kể rằng từ rất xa xưa ở một ngôi làng có xuất hiện quái vật sống trên núi cao tên là Nian. Mùa đông đến, các loài vật đều ngủ đông khiến con quái vật bị cạn kiệt nguồn thức ăn, và tìm vào thôn làng tìm đồ ăn. Cùng lúc đó, trong làng có anh chàng tên là Gao, anh làm những chiếc bánh gạo nếp để dụ con quái vật, cuối cùng vì không tìm thấy gì để ăn nên quái vật cũng ăn những chiếc bánh gạo nếp do anh Gao làm và từ đó về sau không thấy quái vật xuất hiện ở thôn làng nữa.
Hàng năm, cứ đến mùa đông dân làng lại làm bánh gạo nếp để ăn mừng thoát khỏi quái vật và đặt tên bánh là Nian Gao (phiên âm tiếng Việt là Niên Cao). Tên bánh Nian Gao hay Niên Cao – Năm cao hơn mang ý nghĩa thịnh vượng, luôn đi lên. Mặt khác, theo tiếng Trung “Gao” có nghĩa là bánh, “Nian” là chất dính, người Hoa dùng món bánh này với mong muốn các thành viên trong gia đình luôn gắn bó, đoàn kết với nhau. Chính vì lẽ đó, loại bánh này thường được sử dụng phổ biến để ăn và làm quà biếu tặng ngày Tết.
Nguyên liệu và công thức chế biến Bánh Tổ
Bánh Tổ – Món bánh có vẻ xa lạ nhưng lại có hương vị thân quen, có thể tìm thấy đâu đó trong vài món bánh tại Việt Nam. Món bánh vừa gần gũi vừa mang nét đặc trưng Trung Hoa này được làm từ gạo nếp là chính. Gạo nếp phải được tuyển chọn kỹ lưỡng để đảm bảo độ dẻo thơm cho bánh, đường bát phải được thắng kỹ để loại bỏ các tạp chất. Đặc biệt, nhất định không được quên cho vào bánh một ít gừng tươi – Nguyên liệu quan trọng tạo nên hương vị đặc trưng của Bánh Tổ.
Cách làm Bánh Tổ không quá cầu kỳ và cũng ít công đoạn. Tuy nhiên để cho ra lò những chiếc bánh đạt chuẩn từ hình dáng đến hương vị, đến độ mềm dẻo, dai ngon vừa phải đòi hỏi người đầu bếp phải là những nghệ nhân thực sự khéo léo và am hiểu nhất định về loại bánh này. Ngày nay, Bánh Tổ được sáng tạo và chế biến theo nhiều kiểu, mang nhiều hình dáng khác nhau. Đặc biệt Bánh Tổ tại Nhà hàng Món Ăn Ngon được làm thành hình cá chép và vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống của người Hoa, là món quà biếu tặng vừa đẹp mắt, vừa ý nghĩa trong những ngày Lễ – Tết.
Cách thưởng thức Bánh Tổ “chuẩn Hoa”
Tùy vào sở thích và thói quen ở mỗi vùng miền mà người dân biến tấu và thưởng thức Bánh Tổ theo những cách khác nhau. Ở Thượng Hải, Bánh Tổ thường được cắt nhỏ cho vào các món canh, món xào để ăn mặn trong bữa cơm hàng ngày. Một bộ phận người dân ở phía Nam Trung Quốc lại yêu thích Bánh Tổ ngọt nên chế biến theo hình thức hấp hoặc chiên. Người Bắc Kinh thường dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non và ăn kèm với táo tàu. Ở Phúc Kiến, Bánh Tổ được làm từ bột gạo và khoai môn, họ thường thưởng thức bánh bằng cách cắt nhỏ ra và ăn trực tiếp hoặc tẩm bột ngô, nhúng qua trứng gà rồi chiên lên thưởng thức.
Như vậy, qua bài viết trên đây hy vọng Món Ăn Ngon đã giúp bạn hiểu hơn về một trong những nét đặc trưng độc đáo của ẩm thực Trung Hoa ngày Tết – Bánh Tổ. Nếu chưa từng thử qua hương vị lạ lạ quen quen này hay bạn đang loay hoay tìm kiếm một món quà biếu tặng ý nghĩa nhân dịp Tết Nguyên Đán 2021, hoặc mong muốn một năm mới nhiều thành công, nhiều thăng tiến, hãy liên hệ ngay với Món Ăn Ngon nhé!